Now Reading
Bảo Thanh – nàng “xính lao” của “Về nhà đi con” trải lòng quan điểm chuyện đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão

Bảo Thanh – nàng “xính lao” của “Về nhà đi con” trải lòng quan điểm chuyện đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão

Nhắc đến nữ diễn viên đang “phủ sóng” khắp các màn ảnh nhỏ từ Nam ra Bắc thời điểm này, chẳng cần suy nghĩ nhiều, ai cũng đưa ngay được câu trả lời: Bảo Thanh

Trở thành một hiện tượng và chạm vào ánh hào quang từ Sống chung với mẹ chồng nhưng Về nhà đi con lại là cột mốc chạm đỉnh cho sự nghiệp diễn xuất của Bảo Thanh. “Diễn như không diễn”, “diễn như đời” là những gì người ta nói về cô gái sinh năm 1990 trong vai Thư – cô con gái lém lỉnh, khôn ngoan và có tình yêu dành cho bố vượt lên tất cả mọi thứ.

Không ít người cũng thắc mắc “làm sao mà diễn như thật đến thế” nhưng chắc ít ai biết rằng, tất cả những gì Bảo Thanh thể hiện không chỉ là kỹ thuật, sự nỗ lực, bản năng của người diễn viên mà chính là cảm xúc thật của người con thiếu đi tình cảm của một trong hai đấng sinh thành. 

1

Bảo Thanh kể, cô mất bố năm 21 tuổi, đến nay đã gần 10 năm thiếu vắng tình cảm người cha. Dù sự mất mát đó không phải là quá sớm như khi ba chị em Thư trong phim mất mẹ, nhưng cũng đủ để Bảo Thanh quay quắt mỗi khi nhớ lại hình ảnh của ông.

“Ngày xưa khi còn sống, bố là người chiều chuộng tôi nhất nhà. Lúc nào cũng quan tâm săn sóc cho con gái rượu từng ly từng tí. Đi đâu cũng cho đi theo, có đồ ăn gì ngon cũng mang về cho tôi. Từ bé tôi đã được cả bố và mẹ cưng chiều nên chưa bao giờ phải chịu khổ. 

Nhưng bố luôn dạy bảo tôi những điều dù là nhỏ nhặt trong cuộc sống. Bố là người sống rất có tình nghĩa, gần gũi và tốt bụng vô cùng. Ai có khó khăn gì mà giúp được là bố sẵn sàng giúp ngay mà không nề hà điều gì. Chính bố là người dạy tôi những “ngón nghề” nữ công gia chánh như nấu cơm, thậm chí là thịt gà, chặt gà,… Cái gì bố cũng dạy”, cô chia sẻ.

Chắc có lẽ ấn tượng về bố sâu đậm thế nên khi vào vai một cô con gái yêu bố bất chấp tất cả, Bảo Thanh chẳng phải gồng, chẳng phải học cách hóa thân. Cô kể, NSƯT Trung Anh giống bố ruột của mình lắm, giống từ những nét trên gương mặt, giống từ giọng nói, dáng người dong dỏng cao gầy, giống đến cả dáng đi lầm lũi trong nhà mỗi khi các con có chuyện gì buồn, giống cả những bộ quần áo mà bố Bảo Thanh hay mặc khi ông còn sống.

_J2I9781_KJUP

Đã gần 10 năm trôi qua, đến bây giờ nhắc lại cái ngày định mệnh cướp đi người bố yêu dấu nhất, Bảo Thanh vẫn không khỏi day dứt. 

Sự ra đi của bố Bảo Thanh không hề được báo trước, thời gian hạnh phúc nhất trong năm của mỗi gia đình khi đó lại trở thành những ngày đau buồn nhất của gia đình cô: “Ngày bố Thanh mất rơi vào đúng 27 Tết, cái ngày mà gia đình người ta quây quần, sum vầy đầm ấm bên nhau để cùng đón một mùa xuân mới thì nhà mình lại bao trùm màu tang tóc ảm đạm. Cái Tết năm 2011 sẽ là cái tết mà Thanh không bao giờ quên.

Ngày 26 Tết bố còn nói Thanh mua cho bố 1 kg chè ngon để Tết bố tiếp khách. Rồi 2 vợ chồng đi mua đào quất thì chọn cho bố cây quất thế này, thế kia… Nhưng rồi bố đã đi mãi mãi, chẳng kịp cùng mẹ con Thanh đón Tết”

Bế con trai khi ấy mới được 4 tháng tuổi, Bảo Thanh chỉ biết ngồi lặng người, khóc ròng suốt bao nhiêu ngày Tết. Mãi đến 2 – 3 năm trở lại đây, trong nhà mới bắt đầu có không khí Tết trở lại.

2

Quay trở lại với câu chuyện hiện tại, Bảo Thanh nói rằng, con đường mà cô đang theo đuổi chính là sự thừa hưởng từ truyền thống hoạt động nghệ thuật của gia đình. Bố mẹ cô đều là những nghệ sĩ có tiếng ở nghệ thuật sân khấu tuồng những năm 1981 – 1992.

Nhắc đến nghệ sĩ Nhật Điềm, ai cũng biết ông là nhân vật nổi tiếng của sân khấu tuồng phía Bắc một thời. Đó cũng là điều mà Bảo Thanh và gia đình luôn tự hào.

Cô tâm sự: “Bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên của tôi trên con đường nghệ thuật. Mẹ dạy tôi hát múa để đi thi những chương trình văn nghệ ở trường. Bố dạy tôi về nghệ thuật chuyên nghiệp, về đạo đức làm nghề khi tôi quyết tâm thi vào trường Sân khấu Điện ảnh. Tất cả những bước đi của tôi, những thành tựu đầu tiên của tôi đều có dấu chân, bóng hình của bố mẹ”

Bảo Thanh vui vẻ nói, bố dù không được tận mắt chứng kiến sự thành công ngày hôm nay của con gái, nhưng đã có mẹ là một “fan cứng” luôn dõi theo và ủng hộ cô. Cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác, mẹ không bao giờ khen Bảo Thanh trước mặt nhưng đi đâu cũng tự hào khoe và kể chuyện về con gái với bạn bè.

“Có những lúc xem phim của tôi mà mẹ cứ khóc mãi, khóc không ngừng. Khi tôi hỏi thì mẹ bảo: “Mẹ xem phim mà cứ ngỡ con khổ sở như thế thật, mẹ thương lắm”, Bảo Thanh kể.

bao thanh

Nói về mẹ, Bảo Thanh tâm sự bà là người chẳng bao giờ thích ngồi một chỗ hưởng thụ, chỉ thích chăm sóc con cái, suốt ngày muốn nấu nướng, làm món nọ món kia cho các con ăn.

Cô từng có ý định đón mẹ ra Hà Nội ở với gia đình nhưng bà từ chối, vì người lớn tuổi không thích nơi đông đúc, ngột ngạt nên đành “dụ dỗ” bà mỗi tháng ra chơi 2 – 3 lần với con cháu, phần để mẹ con được gặp nhau, phần để Bảo Thanh tiện đưa mẹ đi chơi, đi du lịch.

See Also
Diệp Lâm Anh tiếp tục tung bằng chứng tin nhắn mùi mẫn của chồng cũ và Quỳnh…

Cô trải lòng: “Tôi không biết mọi người định nghĩa báo hiếu cha mẹ là “phải” như thế nào. Với mẹ tôi, con cái thành đạt hạnh phúc và gia đình sum vầy đầm ấm bên nhau là mẹ vui lắm. Nên tôi luôn cố gắng sống thật tốt để làm mẹ vui lòng và cố gắng lo cho mẹ mọi thứ đủ đầy nhất”.

Với mẹ ruột là vậy, còn với bố mẹ chồng, Bảo Thanh dù bận rộn nhưng cũng luôn cố gắng chu toàn mọi thứ về cả tình cảm, tài chính lẫn thời gian. Cô chia sẻ mình may mắn vì gia đình chồng luôn thông cảm cho công việc của con dâu. Thậm chí, mẹ chồng còn rất yêu thương, chiều chuộng con dâu.

Bảo Thanh hạnh phúc kể: “Lần nào bố mẹ chồng ra thăm cũng đều mang những món tôi thích ăn. Thậm chí còn nấu sẵn ở nhà xong nhờ người gửi ra cho tôi nếu bố mẹ không đi được”.

3

Ai rồi cũng đến lúc già đi, không còn đủ tỉnh táo, minh mẫn để lo cho bản thân, phải phụ thuộc vào con cháu, khi được hỏi Bảo Thanh sẽ làm gì nếu ngày đó xảy ra với bố mẹ mình, cô khẳng định sẽ đón bố mẹ về để tự tay chăm sóc, bất kể có bận rộn đến cỡ nào.

Nhiều người cho rằng trong guồng quay cuộc sống hiện nay, khi con cái không đủ thời gian chăm sóc cho bố mẹ thì đưa họ vào viện dưỡng lão là phương án vừa thuận tiện, vừa phù hợp. Nhưng đối với Bảo Thanh, ý nghĩ đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão chưa bao giờ xuất hiện trong đầu cô dù chỉ là một giây.

“Tôi biết có rất nhiều ông bà thích ở viện dưỡng lão khi về già, vì nhiều lý do. Nhưng trong nhà tôi, bản thân tôi chỉ luôn muốn được ở cùng với bố mẹ suốt đời chứ không có đi đâu hết”, Bảo Thanh khẳng định. 

Cũng như mọi năm, Vu Lan năm nay Bảo Thanh sẽ cùng mẹ lên chùa dự lễ. Đó là niềm vui của Bảo Thanh, nhưng cũng là mong muốn của mẹ…

68756465_356543521690225_5362501036831408128_n

Tổng hợp

Scroll To Top