Now Reading
Những kiểu dùng xì dầu cực kỳ độc hại, trực tiếp tác động đến cơ thể và…

Những kiểu dùng xì dầu cực kỳ độc hại, trực tiếp tác động đến cơ thể và…

Ở Việt Nam, ngoài nước mắm thì (nước tương) cũng là một loại gia vị vô cùng được ưa chuộng. Thực tế, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn.

Xì dầu có vị không quá mặn, nhưng thực tế là lượng muối có trong chúng không hề ít. Chỉ 35ml xì dầu là đã đủ cung cấp nhu cầu muối cho cả ngày (5g). Do đó, chúng ta không nên vì yêu thích mà làm dụng chúng. Ngay từ hôm nay bạn hãy tránh các sai lầm sau đây khi ăn xì dầu để không làm hại cho sức khỏe.

1. Lạm dụng xì dầu để chấm mọi thứ

Theo Boldsky, xì dầu chứa nhiều muối, do đó nếu lạm dụng sẽ có thể gây , bệnh tim hay bệnh gan. Không những vậy, do xì dầu có nguyên liệu chủ yếu là đậu nành nên thường chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ, ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể con người. Không những vậy, chất oxalate và phytoestrogen, mononatri glutamat có nhiều trong xì dầu có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận và thần kinh.

5gr muối tương đương 7 thìa cà phê xì dầu, do đó mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 7 thìa.

nuoc-cham-ha-cao-2.jpeg

2. Dùng xì dầu kém chất lượng

Tờ Aboluowang cho hay, xì dầu được sản xuất sau quá trình lên men của đậu nành, trong quá trình lên men đậu nành chứa nhiều axit amin hơn, có thể chứa cả nitrit. Đáng nói nitrit lại thuộc loại nếu tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể.

Đặc biệt, xì dầu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, được sản xuất tại các cơ sở tự phát không có công nghệ chế biến đảm bảo an toàn càng có hại. Loại xì dầu này có thể bị pha trộn nhiều tạp chất bao gồm cả Methylimidazole (4-MEI) – một chất gây ung thư.

Methylimidazole là một hợp chất được hình thành trong quá trình sản xuất chất tạo màu caramel (màu nâu đường), được tìm thấy trong nước soda, bia, sữa đậu nành, bánh mì và cà phê… Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông trước đây cũng đã phát hiện ra 11 loại nước tương bán trôi nổi trên thị trường có chứa thành phần gây ung thư này.

Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các loại có thương hiệu, có giấy phép, được cơ quan chức năng kiểm định an toàn. Khi mua nước tương, bạn cần kiểm tra danh sách thành phần và chọn sản phẩm có ít phụ gia thực phẩm để chế độ ăn uống lành mạnh hơn. 

79816bda3d122479004dc181f70022e5.jpeg

3. Ăn xì dầu khi đang bị vết thương hở

Theo bác sĩ Ling Weijun (phó trưởng khoa Da liễu của Bệnh viện 421 Quân Giải phóng Nhân dân, Trung Quốc), có nhiều tin đồn cho rằng ăn xì dầu sẽ khiến da bị đen hơn. Tuy nhiên, các sắc tố trong xì dầu sẽ không truyền trực tiếp lên da và không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp tế bào hắc tố.

Thế nhưng, ăn xì dầu khi cơ thể có vết thương hở thì lại khác. Xì dầu có thể ảnh hưởng đến kích thước sẹo và khiến sẹo thâm hơn.

4. Nêm xì dầu vào thức ăn sai thời điểm

Sử dụng xì dầu khi nấu ăn là thói quen của nhiều người, nhưng bạn nên nhớ rằng nên nêm xì dầu khi đồ ăn đã chín và đã tắt bếp để tránh nhiệt độ cao làm phân huỷ các axit amin trong xì dầu, làm lãng phí dinh dưỡng.

cach-nuoc-cham-vit-quay-vit-luoc-7.jpeg

See Also
Thức uống được mệnh danh là “thuốc nhuận tràng tự nhiên”, giá rẻ nhưng giàu vitamin C…

5. Dùng xì dầu hết hạn sử dụng, bị biến chất do bảo quản sai cách

Theo tờ The Paper, xì dầu rất dễ bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa xuân, thời tiết nồm ẩm khi tiếp xúc với không khí có thể bị vi khuẩn tác động và biến chất, nếu cố ăn sẽ gây hại cho đường tiêu hóa. Để tránh xì dầu bị biến chất, bạn nên đóng nắp chai xì dầu sau mỗi lần sử dụng, bảo quản xì dầu ở những khu vực khô ráo, thoáng mát. Khi xì dầu hết hạn sử dụng thì dứt khoát không nên dùng.

Tổng hợp

Scroll To Top