Now Reading
Ô nhiễm không khí và những nguy hại sức khỏe mà con người phải đối diện

Ô nhiễm không khí và những nguy hại sức khỏe mà con người phải đối diện

Ô nhiễm không khí – Những con số đáng báo động cho toàn nhân loại

Ít ai biết rằng, thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Theo thống kê của Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ), mỗi năm có đến 3.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí ở thành phố này.

Bắc Kinh hiện nay cũng được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí được coi là cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. South China Morning Post dẫn báo cáo mới nhất từ Đại học Trung văn Hong Kong (CUHK) cho biết, bụi siêu vi PM2.5 và khí ozone là hai nguyên nhân hàng đầu khiến hơn 1,1 triệu người Trung Quốc chết trẻ và khoảng 20 triệu tấn nông sản hư hại mỗi năm.

o-nhiem-khong-khi-1

Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm chung trên toàn cầu.

Doha, thủ đô của Qatar cũng được WHO liệt kê vào danh sách này do tình trạng công nghiệp xây dựng đang bùng nổ, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao. Thành phố Hazaribagh, Bangladesh thì có đến 270 nhà máy thuộc da được đăng ký ở Bangladesh nằm trên diện tích đất 25 hectare luôn “nhả khói” ra không khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại. Theo báo cáo của World Bank, ô nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người Bangladesh hàng năm. Một số liệu khác cho thấy, gần 7 triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn; hơn một nửa trong số đó là trẻ em…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người vào năm 2016, trong đó 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông đảo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương. Tất nhiên, Việt Nam chúng ta nằm trong vùng trọng điểm.

Mới đây, Tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á mới đây đưa ra dữ liệu về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khiến mọi người hốt hoảng. Ở Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố có mức độ ô nhiễm bụi nặng nề nhất khu vực.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, khói thải từ ngành công nghiệp, bụi từ những công trường xây dựng, việc lưu thông xe cộ hàng ngày, nhất là trong những giờ cao điểm, tập trung chủ yếu ở những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao.

Ô nhiễm không khí và những nguy hại sức khỏe mà con người phải đối diện - Ảnh 2.

Hà Nội nằm trong khu vực những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đáng sợ như thế nào đến sức khỏe con người toàn cầu?

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ gây nên tình trạng kích ứng đường hô hấp, làm cho những người đã có bệnh lý hô hấp rồi như những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị nên việc chữa bệnh càng khó khăn hơn.

Những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra, không khí ô nhiễm chứa nhiều mầm bệnh, từ vi khuẩn, virus đến nấm mốc… nên nếu tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, đôi mắt, rồi làm tăng độc tố trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp… Nhất là tại nước ta, hiện nay bụi mịn PM2.5 rất phổ biến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn.

o-nhiem-khong-khi-2

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe người dân trên toàn cầu.

See Also
Loại quả ‘nặng mùi’ bị nhiều người chê nhưng là vị thuốc bổ, giảm mỡ máu, ngừa…

Đối với trẻ nhỏ, ô nhiễm không khí cũng gây ra tác động nguy hại không kém. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định, trẻ nhỏ là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất do ô nhiễm không khí vì trẻ cần nhiều oxy hơn người lớn. Thêm vào đó, sức đề kháng và miễn dịch của trẻ kém, lại thích chạy chơi ngoài trời nhiều hơn, ít có ý thức che chắn bảo vệ cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… rất dễ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.

Theo đó, ô nhiễm không khí làm tăng tỷ lệ giảm cân ở trẻ mới sinh, gây ra một loạt bệnh lý đường hô hấp, dễ bị các cơn hen phế quản cấp tính tấn công. Trẻ nhỏ cũng bị suy giảm trí nhớ, dễ bị kích ứng, viêm da, khó thở, hắt hơi, dị ứng, viêm mũi dị ứng…

Giới chuyên khoa khuyên, mọi người – dù là người lớn hay trẻ nhỏ khi đi ra ngoài đường nhất định phải được đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài trong những giờ cao điểm, nên cho trẻ nhỏ chơi trong nhà vào những ngày bụi thành phố có chỉ số cao, nên đến những nơi có nhiều cây cối, không khí trong lành, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay có tính diệt khuẩn để ngăn chặn tối đa bụi bẩn bám lên cơ thể…

Tổng hợp

Scroll To Top