Now Reading
Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại “diệt trừ” bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng

Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại “diệt trừ” bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng

Nhắc đến mùa hè là người ta nhắc đến nước mía, thứ nước uống ngọt ngào, thanh mát lại có tác dụng giải nhiệt ngay tức thì, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể trong những ngày trời nắng oi bức.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung mía vào thực đơn hàng tuần vì nhiều lý do:

– Mía nhiều chất xơ: Theo Boldsky, một cốc nước mía chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương 52% lượng chất xơ hằng ngày mà cơ thể cần.

– Chống viêm: Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm, chính vì thế nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả.

Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại "diệt trừ" bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng - Ảnh 1.

Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm.

– Tăng cường trao đổi chất: Nước mía có chứa các đặc tính giải độc có thể làm sạch các chất độc trong cơ thể và tăng cường sự trao đổi chất, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.

– Tăng cường năng lượng: Trong nước mía có chứa nhiều lượng đường tự nhiên, có tác dụng tăng cường năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là khi làm việc.

– Giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi ốm: Khi bị sốt, cơ thể bạn sẽ bị mất rất nhiều protein. Nước mía là lựa chọn tuyệt vời để bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.

Nước mía rất tốt nhưng có 5 đối tượng sau đây không nên dùng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Chủ trị: Tả lỵ, ăn uống kém, chữa ho lâu không khỏi.

Tuy nhiên, mía là thức uống có vị ngọt cao nên không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây:

1. Bệnh nhân tiểu đường

Theo lương y Sáng, nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại "diệt trừ" bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng - Ảnh 3.

2. Khi đang sử dụng một số loại thuốc

Trong mía có chứa chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía kẻo cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.

3. Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía nhiều

Trong Đông y, nước mía có tính mát, hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại "diệt trừ" bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng - Ảnh 4.

4. Không uống khi muốn giảm cân

Trong nước mía có chứa tới 70% là đường, còn lại là chất béo, đạm… vì thế nếu bạn trong quá trình giảm cân thì cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn kẻo mọi nỗ lực ăn kiêng, luyện tập không có ý nghĩa.

See Also
3 thực phẩm tăng sinh collagen cho da đẹp, người ăn chay càng không được “lãng phí”

5. Bà bầu không nên dùng quá nhiều

Dù nước mía có thể làm giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai nhưng lương y Sáng khuyến cáo bà bầu không nên uống quá nhiều vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy uống nước mía như thế nào là đúng?

Theo các chuyên gia, người khỏe mạnh cũng không nên uống nước mía quá nhiều vì dễ tăng cân, béo phì. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và tốt nhất nên sử dụng vào buổi chiều.

Tổng hợp

Scroll To Top