Now Reading
“Bếp 0 đồng” mang Trung thu đến với lũ trẻ khu ổ chuột chân cầu Long Biên:…

“Bếp 0 đồng” mang Trung thu đến với lũ trẻ khu ổ chuột chân cầu Long Biên:…

Trên con đường nhỏ dẫn vào xóm trọ lụp xụp, nằm dưới chân cầu Long Biên (thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) thời gian này, không khó để bắt gặp cảnh người dân thất nghiệp, chỉ quanh quẩn trước cửa nhà. Cái xóm trọ nghèo người ta chỉ thấy nhau vào mỗi buổi tối sau giờ lao động nay lại càng vắng vẻ hơn vì dịch Covid-19.

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 1.

Những đứa trẻ sống dưới chân cầu Long Biên vui mừng, háo hức khi được tới “hội trường khu ổ chuột” để nhận quà Tết Trung thu.

Ngày thường làm đủ thứ nghề, từ cửu vạn, đẩy xe hàng, gánh hàng thuê đến đồng nát, nhặt ve chai, bán hoa quả cũng chỉ đủ ăn. Hơn 2 tháng qua dịch COVID-19 đã khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn vô cùng. Với họ, Tết Trung thu vẫn là một thứ gì đó xa xỉ, ngoài tầm với.

Chiều 20/9, khi nghe tin được một số mạnh thường quân tặng sách, vở, đồ chơi Trung thu, những đứa trẻ trong xóm vô cùng háo hức. Suốt 2 tháng qua vì dịch bệnh, tất cả trẻ nhỏ ở nhà, không dám ra khỏi nhà.

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 2.

Suốt 2 tháng qua vì dịch bệnh, tất cả trẻ nhỏ ở nhà, không dám ra khỏi nhà.

Được bà nội đưa tới nhận quà Trung thu, bé Nguyễn Gia Huy rất thích thú. Gia Huy kể “con rất thích Tết Trung thu vì con được tặng quà, con thích ô tô và được đi chơi“. Nói rồi cậu bé cùng bạn bè đứng giơ tay tạo dáng.

Bà Nguyễn Thị Hạnh (62 tuổi, bà nội Gia Huy) chia sẻ, cậu bé Huy là đứa bé từ nhỏ thiệt thòi hơn các bạn trang lứa khi mới 3 tháng tuổi bố mẹ đã ly hôn. Đến khi 8 tháng bà Hạnh bồng bế rồi chăm sóc cháu. Con trai bà giờ cũng đã lập gia đình mới.

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 3.

Niềm vui của người cho lẫn cả người nhận, món quà tuy không lớn nhưng nó ấm áp trong mùa dịch.

Cháu ở với tôi từ nhỏ tới giờ, hơn 30 năm tôi sống bươn trải với nghề nhặt rác ở chợ Long Biên rồi hai bà cháu nuôi nhau sống qua ngày. Thằng bé ngoan ngoãn và nghe lời lắm. Hai tháng nay nghỉ dịch hai bà cháu ở nhà cả ngày, cuộc sống thêm khó khăn“, bà Hạnh cho biết.

Cuộc sống khốn khó nên với bà Hạnh việc dành tiền mua quà Trung thu cho cháu là điều gì đó “xa xỉ”. Khi nhận được món quà trung thu, bé Gia Huy cười thích thú, gửi lời cảm ơn, cậu không thể giấu nổi sự vui mừng, ánh mắt loét lên niềm hạnh phúc.

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 4.

Bà Trần Thị Lành (70 tuổi, bà nội Nhím) kể, quê ở Vĩnh Phúc nhưng hoàn cảnh éo le bà “dạt xuống” Hà Nội làm ăn từ nhiều năm nay. Dịch Covid-19 khiến cuộc sống gia đình bà khó khăn vô cùng. Con trai bà làm xe ôm, con dâu bán hoa quả thuê chợ Long Biên. Thế nhưng mọi công việc đành gác lại suốt hai tháng nay.

Tôi sức khoẻ yếu nên ở nhà trông cháu từ khi mới sinh ra đến giờ. Năm nay gia đình đang cố gắng xin cho cháu đi học. Cháu học muộn một chút vì điều kiện không có. Công việc của các con phải tạm dừng trong khi cuộc sống cả gia đình phải trông chờ vào đây, tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt…“, bà Lành tâm sự.

Cầm trên tay những món quà ý nghĩa từ các mạnh thường quân nhân dịp Tết Trung thu, những đứa trẻ không thể giấu nổi sự vui mừng, ánh mắt loét lên niềm hạnh phúc.

Bà Lành kể, do dịch bệnh khó khăn nên gia đình cũng chưa mua sắm đồ chơi gì cho các cháu, bà Lành không giấu được niềm vui khi cháu gái được tặng quà Tết trung thu.

Món quà này rất ý nghĩa với các cháu nhỏ. Giờ cháu có đồ chơi cùng rồi. Tôi mong sao dịch bệnh sớm qua đi để cuộc sống trẻ nhỏ cũng như người lớn đỡ khó khăn“, bà Lành xúc động.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, nhóm thiện nguyện bếp 0 đồng tổ chức tặng quà cho những người lao động nghèo cùng trẻ nhỏ chân cầu Long Biên chia sẻ, rất thương cảm với cuộc sống thiếu thốn của mọi người do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 6.

Chị Nhung xúc động chia sẻ, thấy các trẻ nhỏ và người khó khăn nhận những món quà nhân dịp Tết trung thu chị thấy rất vui.

Cảm giác của tôi ngay lúc này đó thương cảm cho cuộc sống các trẻ nhỏ và người già khổ cực nơi đây. Tôi cũng muốn lan toả sự yêu thương để cho các bé ai cũng nhận được món quà đón Tết trung thu ý nghĩa. Sau khi kêu gọi thì nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của mọi người“, chị Nhung chia sẻ.

Chị Nhung cho biết, mỗi phần quà của người lớn gồm 5kg, 10 gói mì tôm, nước mắm, nước tương, dầu ăn, chuối… Đối với các trẻ nhỏ được tặng 5 quyển sách mới, đồ chơi Trung thu, sữa, bim bim…

Nhóm thiện nguyện "bếp 0 đồng" mang Trung thu đến với những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên: "Mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch" - Ảnh 7.

Tết trung thu là Tết đoàn viên, chúng tôi muốn gửi gắm gì đó cho các con, mong các con cảm nhận được chút tình cảm ấm áp trong mùa dịch. Nhìn thấy các trẻ nhỏ và người khó khăn nhận những món quà nhân dịp Tết trung thu tôi thấy rất vui.

See Also
Trang Nemo nhập viện, hoãn xét xử đến ngày 16/6

Tôi mong muốn mọi người cùng chia sẻ giúp đỡ để những trẻ nhỏ nơi đây có cuộc sống đỡ khổ cực hơn. Tôi cũng mong sao hết dịch để Hà Nội trở về cuộc sống bình thường“, chị Nhung xúc động.

Những phận đời kém may mắn tay ôm khư khư những phần quà nhưng trên khuôn mặt họ chưa lúc nào thôi lo cho cuộc sống.

Cầm trên tay những món quà ý nghĩa từ các mạnh thường quân nhân dịp Tết Trung thu, những đứa trẻ không thể giấu nổi sự vui mừng, ánh mắt loét lên niềm hạnh phúc.

Những ngày này, nhiều người lao động tại thủ đô đang gặp khó khăn, dịch bệnh phức tạp kéo dài, cũng ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống người dân, đặc biệt là những phận đời kém may mắn. Hơn lúc nào hết, họ chỉ còn biết trông chờ vào sự cứu trợ từ chính quyền địa phương và các mạnh thường quân để cuộc sống bớt nhọc nhằn, lo toan.

Tổng hợp

Scroll To Top