Now Reading
Chuyện mua nhà 12 tỷ “bở hơi tai” của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu…

Chuyện mua nhà 12 tỷ “bở hơi tai” của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu…

Có một căn nhà gọi là tổ ấm của chính mình luôn là niềm mơ ước của hầu hết mọi người, dù ở bất kỳ nơi đâu. Căn nhà ấy dù là to hay nhỏ, sang trọng hay đơn sơ, màu mè hay giản dị thì cũng đều là tổ ấm của mỗi người, là nơi bão dừng sau cánh cửa, là nơi mọi bộn bề lo toan đều tan biến hết…

Ở Việt Nam, chuyện mua nhà dường như là chuyện trọng đại cả đời người và cũng chẳng dễ dàng như mua một mớ rau ngoài chợ. Vậy thì ở nước ngoài, với những chính sách nhà ở, đất đai, vay vốn khác nhau, liệu việc tậu một căn nhà có đơn giản?

Chị Đoàn Mai Trâm (hiện đang sống ở Stuttgart, tiểu bang Baden-Württemberg, Đức) mới đây đã có một video trên kênh Youtube M Tramany để chia sẻ về ngôi nhà trị giá nửa triệu Euro (tương đương khoảng 12 tỷ đồng) mà vợ chồng chị nỗ lực có được. Chúng tôi đã liên hệ với chị Trâm để tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình mua nhà của vợ chồng chị để mang đến cái nhìn bao quát hơn về các thủ tục sắm sửa nhà cửa tại Đức.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 1.

Chị Đoàn Mai Trâm, hiện đang sống ở Stuttgart, tiểu bang Baden-Württemberg (Đức).

Giá nhà ở Đức so với khối liên minh châu Âu

Mình không so sánh được cụ thể giá bất động sản của Đức so với các nước ở Châu Âu. Tuy nhiên so với Ý và Pháp thì giá nhà của Đức cao hơn nhiều. Thế nên có nhiều bạn làm việc ở Đức mà ở gần ranh giới với Pháp thì sẽ nghĩ đến việc sang Pháp mua nhà. So với Thụy Sĩ, bất động sản của Đức thấp hơn vì cách biệt mức sống.

Nhà nửa triệu Euro ở Đức

Điều kiện mua, lãi suất ngân hàng

Mình bắt đầu tìm hiểu mua nhà ở Đức từ những năm 2010 – 2011. Vào thời điểm đó, giá nhà ở Đức bằng 1/2 bây giờ nhưng khi ấy, Đức chưa có “thẻ xanh” cho người nước ngoài muốn sang Đức cư trú và làm việc như hiện tại. Quy định bắt buộc là người nước ngoài sau khi học xong ra trường, có công việc đúng ngành thì mới được phép ở lại Đức làm việc. Sau khi thỏa mãn đủ điều kiện, người đó mới được cấp giấy cư trú vĩnh viễn của Đức. Về vấn đề tậu nhà cửa, người mua không cần quốc tịch Đức mà chỉ cần giấy cư trú vĩnh viễn tại đây.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 3.

Nhưng thời điểm hiện tại, dù người mua chưa có giấy cư trú vĩnh viễn, mà chỉ có thẻ xanh (thẻ xanh có giá trị 4 năm, sau đó có thể gia hạn), cũng có thể mua nhà. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng chấp nhận cho những công dân chỉ có thẻ xanh ở Đức vay tiền mua nhà. Bởi sau khi thẻ xanh hết hạn, họ có thể rời nước Đức.

Ngoài việc liên quan đến quốc tịch và giấy tờ cư trú, người đi mua nhà được yêu cầu nên có số tiền khoảng 20% của giá trị bất động sản muốn mua. Nhưng còn tùy vào khả năng chi trả của mỗi khách hàng và yêu cầu của từng ngân hàng, số tiền ban đầu không phải luôn luôn là 20%. Ví dụ, vợ chồng mình khi đi mua nhà, chưa có đủ 10% trên tổng giá trị bất động sản muốn mua. 

Do cả hai vợ chồng cùng đi làm, công việc tương đối ổn định, nên tạo được niềm tin với phía ngân hàng và vẫn được vay. Vì thế, nghề nghiệp và thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay tiền mua nhà của ngân hàng.

Lãi suất vay tiền mua BĐS ở Đức hiện tại rất thấp, dưới 1%, trong khi vào những năm 2005, lãi suất khoảng 7-8%, những năm 2012 thì khoảng 3-4%. Lãi suất cho mỗi người cũng không giống nhau. Quyết định cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng của mỗi khách hàng, ví dụ như: Góp hàng tháng bao nhiêu? Số tiền có ban đầu là bao nhiêu?,…

Thủ tục, giấy tờ

Theo bản thân mình nhận định, thủ tục mua nhà ở Đức rất rườm rà. Ngoài việc ra tòa ký tên thỏa thuận hợp đồng giữa bên mua và bên bán thì trước đó cũng như sau đó, người mua cần phải đọc và tìm hiểu thật kỹ nhiều loại giấy tờ rồi mới đặt bút ký.

Khi sở hữu bất động sản ở Đức, dù cho căn hộ hay nhà hay đất đai, ngoài khoản trả góp hàng tháng cho ngân hàng, chủ nhà còn phải trả tiền thuế đất hàng năm cho nhà nước. Tuy nhiên, khoản thuế đất không mấy đáng kể.

Ngoài ra, có những chi phí mà người mua nhà phải chi trả, bao gồm: tiền bảo hiểm nhà, tiền nước, tiền điện, tiền rác, tiền nhiên liệu cho lò sưởi,…

Hành trình mua nhà “bở hơi tai”

Vợ chồng mình nghĩ đến việc mua nhà là do nhìn thấy được kinh nghiệm của những người Việt ở Đức lâu năm. Sau đó, cả hai tính toán, nếu mua nhà, mỗi tháng có thể phải trả nhiều hơn tiền thuê một chút. Nhưng dù trả chậm thì mấy chục năm sau, nơi đó sẽ thuộc về mình, còn thuê nhà thì phải trả mãi mãi và không bao giờ có được gì cả.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 4.

Lúc đó, vợ chồng mình mới ra trường đi làm, nên không có nhiều tiền. Nói đến chuyện vay tiền mua nhà thì gia đình 2 bên đều không ủng hộ, đơn giản vì ba mẹ 2 bên rất lo lắng. Không ai có thể hình dung được việc đi mua bất động sản mà thiếu nợ gần như 100%.

Trường hợp không thể chi trả, ngân hàng có quyền thu căn nhà của bạn hóa giá, nói chung lúc đó mọi chuyện sẽ trở nên rất phức tạp. Vợ chồng mình cũng lo lắng nhiều, nhưng nghĩ, sống thì cũng cần phải cố gắng thì mới có được, thế là quyết định mua.

Hai vợ chồng mình mua 1 căn hộ, chưa xây. Nhà thầu đang xây dở dang thì bỏ, do hết kinh phí. Vợ chồng mình sốc thật sự, vì theo luật của Đức, mình cũng không được phép cho nhà thầu khác xây tiếp tục. Lúc đó, về mặt giấy tờ, vợ chồng mình vẫn chưa có quyền sở hữu hoàn toàn bất động sản nên bị hành “lên bờ xuống ruộng”, kiện tụng tốn kha khá tiền. Dù vậy nhưng cuối cùng nhà thầu cũng chịu ký vào tờ giấy sang quyền sở hữu 100% cho mình. Và căn hộ đó được xây hơn 3 năm mới xong hẳn.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 5.

See Also
Hoàn cảnh éo le của bảo vệ ngân hàng bị đâm chết: Cuộc sống khó khăn, sống…

Tổ ấm hiện tại của chị Trâm khiến bất kỳ ai cũng “thèm thuồng”.

Với tất cả thủ tục trên, mọi người có thể thấy có rất nhiều phiền phức trong quá trình thuê người hoàn thiện căn hộ. Nhưng vợ chồng mình may mắn, là giá nhà đất sau mấy năm tăng gần gấp đôi. Thế nên chúng mình quyết định bán căn hộ đó, vừa đủ để mua căn nhà hiện tại. Ở Đức giá căn hộ và nhà không chênh lệch nhiều, giá trị gia tăng cũng tương đương nhau.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 7.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 8.

Chuyện mua căn nhà 12 tỷ "bở hơi tai" của cặp vợ chồng người Việt ở Đức: Thiếu nợ gần như 100%, ra tòa kiện tụng mất ăn mất ngủ và cái kết không tưởng - Ảnh 9.

Lại còn có cả cây xanh, rau trái trong lành, sạch sẽ.

Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng giờ vợ chồng mình khá hài lòng với căn nhà nhỏ vợ chồng mình đang có. Không quá cao cấp, nhưng vừa đủ cho nhu cầu của gia đình mình. Nói chung cả hai khá hài lòng và cảm thấy mọi quyết định trên cả quãng đường vừa qua đều đúng đắn.

Cảm ơn chị Trâm về những chia sẻ của chị! Chúc chị và gia đình luôn hạnh phúc trong tổ ấm nhỏ của mình.

Tổng hợp

Scroll To Top