Now Reading
Nghệ nhân cao tuổi hiếm có điêu khắc tượng từ gốc cây bỏ đi

Nghệ nhân cao tuổi hiếm có điêu khắc tượng từ gốc cây bỏ đi

Đối với nghệ nhân cao tuổi này, bất cứ gốc cây hay “thanh củi” nhăn nheo, gồ ghề cũng đều được ông tạc lại bức tượng theo hình dáng của một phong cách nào đó theo sở thích.

Khám phá từ nghề mộc truyền thống

Hơn 60 năm trước, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ông Vũ trở về mảnh đất Phúc Lộc – nơi quê cha đất tổ để sinh sống và làm nghề mộc trên nền tảng là làng nghề truyền thống.

Thời gian đó, các thợ mộc làng Phúc Lộc chủ yếu sản xuất theo phương thức thủ công, chuyên làm nhà, đóng đồ dân dụng như: giường, tủ, bàn, ghế gỗ…

Thăm nghệ nhân 80 tuổi trổ tài tạc tượng gỗ lũa

Vốn ham học hỏi cộng với khả năng sáng tạo rất tốt, ông Vũ nhận thấy các sản phẩm điêu khắc gỗ lũa có giá trị, quan trọng hơn nữa là nó rất bền bỉ và phù hợp với đa dạng khách hàng.

Vì vậy, ông đã say mê nghiên cứu mẫu và bắt đầu nhận các tác phẩm để thi công như công trình tượng Phật, La Hán, tượng Bác Hồ ở một số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong làng và địa bàn lân cận.

Nghệ nhân Vũ say mê với tác phẩm

Nghệ nhân Vũ say mê với tác phẩm

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống

Không có hẹn trước, chúng tôi ghé thăm nghệ nhân vào buổi trưa dưới ánh nắng cói trang, ông Vũ đẫm mồ hôi đang say mê đục đẽo và hoàn thiện bức tượng vừa tạc từ một gốc cây của hàng xóm bỏ đi.

Ông Vũ kể, làm nghề mộc với đam mê nghệ thuật điêu khắc tượng từ gỗ, đặc biệt là dòng gỗ lũa như ông hiện nay ở Ninh Bình dường như không còn ai theo.

Lao động để kiếm ra đồng tiền không còn là thứ quan trọng đối với nghệ nhân Vũ nhưng vì đam mê và ở làng không còn người theo nghề này, dù tuổi đã cao, ông vẫn quyết tâm gìn giữ và truyền nghề lại cho những người con trai của mình.

Nghệ nhân cao tuổi hiếm có điêu khắc tượng từ gốc cây bỏ đi - Ảnh 3.

Sự khéo léo của bàn tay nghệ nhân cùng cái tâm làm nghề…

“Đáng buồn là ở Ninh Bình chẳng còn ai làm nghề này như tôi, cũng rất vui và may mắn là anh con trai nhà tôi hiện nay đang rất phát triển, mở rộng cơ sở đến tận Đà Nẵng”, ông Vũ phấn khởi.

Khi được hỏi làm thế nào để luôn sáng tạo trong các tác phẩm của mình, ông Vũ nói: “Để có một tác phẩm hoàn hảo, người thợ không chỉ là người có dày dặn kinh nghiệm hay đầu óc sáng tạo mà còn phải gửi gắm tâm hồn một cách toàn tâm toàn ý vào đứa con tinh thần của mình. Đặc biệt, cứ làm thật nhiều thì có nhiều kinh nghiệm và góc cạnh sẽ tinh xảo hơn”.

Theo chia sẻ, trong suốt hơn 60 năm làm nghề, ông Vũ đã tham gia tu bổ và tôn tạo rất nhiều tượng, sản phẩm điêu khắc ở di tích lịch sử, đền làng trong và ngoài tỉnh.

Nghệ nhân cao tuổi hiếm có điêu khắc tượng từ gốc cây bỏ đi - Ảnh 5.

… Đã tạo ra những tác phẩm đầy tinh xảo.

Và ít ai biết rằng, trước đó những sản phẩm này chỉ là khúc gỗ, gốc cây bỏ đi…

Đối với nghệ nhân Phạm Ngọc Vũ, từ những vật phẩm rất bình dị như gốc cây, thân cây mà người khác không sản xuất được, ông xin lại tận dụng chế tác thành những tác phẩm điêu khắc có giá trị kinh tế, kỹ mỹ thuật cao.

Như tượng Phật Di Lặc bằng gốc mít, bộ bàn trà có hình mẫu “rồng cuốn thủy”, “mười hai con giáp” bằng những gốc sung, gốc bưởi…

Riêng các tác phẩm gỗ lũa mỹ nghệ “Anh hùng tương ngộ” và “Tượng Di Lặc thần tài dưới gốc cây tùng” đã được đi triển lãm trưng bày ở Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Bình; Tượng Bác Hồ sơn son thếp vàng hiện đang trưng bày tại Đền làng Phúc Lộc.

Nghệ nhân Vũ chia sẻ về nghề

Nghệ nhân Phạm Ngọc Vũ chia sẻ về nghề

Chia sẻ thêm về nghề, ông Vũ tỏ ra rất trăn trở với thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, dù máy móc đã thay thế được nhiều công đoạn để chế tác ra một tác phẩm, tuy nhiên không thể thiếu sự đóng góp công sức từ bàn tay khéo léo của con người.

See Also
Phẫn nộ cảnh nam sinh bị nhóm bạn tác động vùng nhạy cảm trong giờ ra chơi:…

“Nếu không có sự hy sinh vì nghệ thuật thì chắc chắn không bao giờ có được những tác phẩm có giá trị, có những sản phẩm chúng ta chỉ nên tính tiền công đủ cho chi phí, kể cả là thiếu ăn cũng phải kiên trì. Chứ nếu tính ra lãi lời thì không thể đong đếm được, vì có tác phẩm phải làm từ tháng này qua tháng khác”, nghệ nhân bày tỏ.

Nghệ nhân cao tuổi hiếm có điêu khắc tượng từ gốc cây bỏ đi - Ảnh 8.

Máy móc thiết bị không thể thay thế được sự khéo léo của bàn tay con người nghệ nhân già.

Với những đóng góp giữ gìn, khôi phục làng nghề mộc truyền thống, năm 2016, ông Phạm Ngọc Vũ đã được UBND tỉnh Ninh Bình phong tặng danh hiệu Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ của tỉnh. Đó là phần thưởng xứng đáng cho sự cống hiến bền bỉ, tâm huyết với nghề cha truyền con nối, đặc biệt là góp phần bảo tồn lưu giữ nét tinh hoa của nghề – nét đẹp đặc trưng chỉ có ở làng nghề mộc Phúc Lộc.

Gỗ lũa là một loại gỗ quý hiếm nổi bật với những đặc tính đặc biệt mà không loại gỗ nào có được. Nhiều người nhầm tưởng đây là một giống cây rừng. Thực chất gỗ lũa là từ dùng để chỉ phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Dĩ nhiên phần lõi gỗ lũa này chỉ có ở những loại cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng.

Gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại, mục nát và bị giảm chất lượng dưới tác động của nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy của nước,…

Hơn nữa, gỗ lũa có vẻ đẹp không bao giờ lặp lại với hình thù tự nhiên độc nhất vô nhị. Bằng những nét độc đáo do bàn tay thiên nhiên tạo hình mà gỗ lũa mang giá trị nghệ thuật cao.

Từ rất lâu về trước, loại gỗ quý hiếm này đã được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ cao cấp có giá trị cao trong trang trí. Với độ bền của gỗ, độ tinh xảo của nghệ nhân gia công, gỗ lũa thành phẩm có giá trị rất cao, không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được các đại gia nước ngoài sưu tầm.

Tổng hợp

Scroll To Top